banner-chinh
DANH MỤC SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
ngay-ban-hang-khong-loi-nhuan
ford-raptor
{DTOOL.LINK_FACEBOOK_EMBED}
KHẢO SÁT Ý KIẾN
  • Bạn thích dòng xe nào nhất ?

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập: 1
  • Số người online: 1

Lịch sử hãng xe Ford

Ford là một hãng xe lâu đời và đã đạt rất nhiều thành tựu cùng những sản phẩm bền vững mang tính chiến lược. Tại Việt Nam Ford đã và đang từng bước khẳng định được tên tuổi cũng như uy tín để từng bước trở thành thương hiệu được yêu thích tại thị trường non trẻ này
ford-logo-and-slogan
One Ford một thương hiệu toàn cầu cùng một tầm nhìn chiến lược

Henry Ford (30 tháng 7, 1863 – 7 tháng 4, 1947) là người sáng lập Công ty Ford Motor. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Ông không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ 20 tới mức sự phối hợp giữa sản xuất hàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng đã được gọi là "Chủ nghĩa Ford." Ông đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới; ông để lại hầu như toàn bộ tài sản của mình cho Quỹ Ford, nhưng vẫn thu xếp để gia đình ông mãi giữ được quyền quản lý công ty.
Vào mùa hè năm 1873, Henry lần đầu nhìn thấy một cái máy tự chạy trên đường, một cái động cơ hơi nước đứng yên được dùng để đập lúa hay để cung cấp sức lực cho một máy xay. Người điều khiển nó, Fred Reden, chất nó lên trên mấy cái bánh được nối với một sợi xích lái. Henry bị cái máy quyến rũ và trong năm sau Reden dạy Henry cách khởi động và điều khiển cái máy đó. Sau này Ford nói, chính kinh nghiệm đó "đã chỉ cho tôi thấy rằng tôi là một kỹ sư từ trong bản năng."[1]

Henry đem theo sự đam mê máy móc về nhà. Cha ông đã cho ông một cái đồng hồ đeo tay khi ông bắt đầu sang tuổi thanh niên. Tới mười lăm tuổi, ông đã nổi tiếng là một người sửa chữa đồng hồ giỏi, đã từng tháo ra và lắp lại các loại đồng hồ của bạn bè và hàng xóm hàng chục lần.[2]

Mẹ ông chết năm 1876. Đó là một sự kiện làm Henry bị sốc nặng. Cha ông hy vọng rằng cuối cùng Henry sẽ quản lý trang trại của gia đình, nhưng ông không thích nghề nông. Và cùng với cái chết của mẹ, không còn nhiều điều hứng thú có thể giữ ông ở lại trang trại nữa. Sau này ông nói, "Tôi không bao giờ có bất kỳ một tình cảm đặc biệt nào với trang trại. Chính mẹ tôi ở trang trại mới là điều tôi yêu quý."[3]

Năm 1879, ông rời gia đình để đến thành phố gần đó Detroit và làm việc với tư cách thợ học việc, đầu tiên với James F. Flower & Bros., và sau đó với Detroit Dry Dock Co. Năm 1882, ông quay trở lại Dearborn để làm việc ở trang trại gia đình và trở thành người lão luyện trong việc điều khiển máy hơi nước loại nhỏ Westinghouse. Vì vậy ông được Công ty Westinghouse thuê để bảo dưỡng các loại máy móc.

Lúc ông lấy Clara Bryant năm 1888, Ford tự kiếm sống bằng cách lao động ở trang trại và điều hành một nhà máy cưa. Họ chỉ có một đứa con: Edsel Bryant Ford (1893–1943).

Năm 1891, Ford trở thành một kỹ sư ở Edison Illuminating Company, và sau khi ông được thăng chức lên làm kỹ sư trưởng năm 1893, ông đã có đủ thời gian và tiền bạc để dành cho sự chú tâm của mình tới việc thực nghiệm máy chạy xăng. Những cuộc thực nghiệm đó lên tới đỉnh điểm năm 1896 khi ông hoàn thành một phương tiện tự hành đầu tiên của mình được đặt tên là Quadricycle, ông đã lái thử nó vào ngày 4 tháng 6 cùng năm. Sau nhiều lần lái thử nghiệm, Henry Ford bất chợt nghĩ ra nhiều cách để cải thiện chiếc Quadricycle.

Sau thành công ban đầu này, Ford tới Công ty chiếu sáng Edison năm 1899 cùng nhiều nhà đầu tư khác, sau đó họ thành lập Công ty ô tô Detroit. Công ty ô tô Detroit nhanh chóng phá sản sau đó bởi vì Ford tiếp tục cải tiến thiết kế, chứ không bán xe. Ford cho xe của mình chạy đua với xe của các công ty khác để thể hiện các ưu thế trong thiết kế của ông. Vì ông chú ý tới xe đua, ông đã thành lập nên một công ty thứ hai, Công ty Henry Ford. Trong giai đoạn này, chính ông là người lái xe và chiến thắng trong cuộc đua với Alexander Winton, một tay đua nổi tiếng và rất được hâm mộ vào ngày 10 tháng 10 năm 1901. Ford bị các nhà đầu tư buộc phải rời công ty và người thay thế ông là Henry M. Leland năm 1902, và công ty được tổ chức lại thành Cadillac.

Henry Ford, cùng với mười một nhà đầu tư khác và $28.000 tiền vốn lập ra Công ty Ford Motor năm 1903. Ford đã lái một chiếc xe được thiết kế mới hoàn toàn tới một cuộc triển lãm trong đó chiếc xe đã chạy qua khoảng cách một dặm trên mặt băng hồ St. Clair trong 39.4 giây, đó là một tốc độ kỷ lục trên mặt đất mới. Bị thuyết phục bởi thắng lợi này, tay đua nổi tiếng Barney Oldfield, người đã đặt tên model "999" mới này của Ford để tỏ lòng trân trọng với một cuộc đua xe lửa mới ngày hôm đó, đã lái chiếc xe chạy vòng quanh đất nước và làm cho thương hiệu Ford trở nên nổi tiếng trên khắp Hoa Kỳ. Henry Ford cũng là một trong những người đầu tiên ủng hộ giải đua Indianapolis 500. Henry Ford đã làm các nhà tư bản bạn ông sửng sốt khi tăng lương ngày lên gấp đôi cho đa số công nhân của ông vào năm 1914, mười một năm sau khi ông lập nên nhà máy ô tô đầu tiên của ông. Ông biết điều mình đang làm. Khả năng mua sắm của công nhân tăng lên, và nó kích thích nhu cầu tiêu thụ của họ. Ford gọi đó là 'động cơ lương.' Việc áp dụng hệ thống chiều dọc và một số mưu kế kinh doanh khác cũng góp phần vào thành công của công ty.

Henry Ford, cùng con trai là Edsel, đã lập ra Quỹ Ford năm 1936 với một hiến chương rộng để thúc đẩy sự thịnh vượng của con người. Ford đã chia cổ phần của ông thành những số lượng cổ phần có quyền biểu quyết nhỏ và trao chúng cho gia đình, và một lượng lớn những cổ phần không có quyền biểu quyết cho quỹ. Quỹ đã trở nên to lớn và tới năm 1950, đã trở thành một tổ chức ở tầm thế giới. Nó đã bán tất cả mọi cổ phần của nó trên thị trường chứng khoán và không còn giữ quan hệ với Công ty Ford Motor và gia đình Ford.

Được thành lập vào tháng 9, 1995, Công ty Ford Việt Nam là liên doanh giữa Tập đoàn Ô tô Ford có trụ sở ở Michigan, Hoa Kỳ (75%) và Công ty Diesel Sông Công(25%) với tổng số vốn đầu tư đến nay là 125 triệu USD. Nhà máy lắp ráp của Ford Việt Nam ở tỉnh Hải Dương được khai trương vào tháng 11/1997 với công suất là 14.000 xe một năm.
Trích dẫn:

Ford là công ty sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam nhận các chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 và QS 9000 và chứng chỉ ISO/TS16949 – 2002 về quản lý chất lượng. Tổng số nhân viện tại Ford Việt Nam là hơn 600 nhân viên với các trụ sở ở Hà Nội, văn phòng TP Hồ Chí Minh và Nhà máy ở Hải Dương.

Trong gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Ford Việt Nam (FVL) đã đạt được nhiều thành công và ngày càng chiếm được sự tin tưởng, yêu mến của khách hàng với các sản phẩm được công nhận về độ an toàn, chất lượng cao, luôn đổi mới và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường cùng hệ thống 25 đại lý và dịch vụ rộng khắp trên cả nước (tính đến tháng 7/2014) và ngày càng được mở rộng về số lượng và chất lượng.
Từ vị trí thứ 7 trên thị trường khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1997, Ford Việt Nam đã phát triển vững chắc và vào tháng 7 năm 2014, Ford Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 trên thị trường với 10.4% thị phần, được dẫn dắt bởi mức tăng trưởng 3.1% so với cùng kỳ năm trước và mức tăng 70% của năm 2013.

Các giá trị sản phẩm cốt lõi
Bốn chiến lược sản phẩm cốt lõi của FORD thể hiện rõ nhất những giá trị khách hàng đang mong đợi và chúng tôi cam kết theo đuổi các giá trị này trong mọi hoạt động và sản phẩm đưa ra thị trường
-Chất lượng (Quality): Từ những thiết kế hình ảnh và kiểm chứng tới các quy trình sản xuất và lắp ráp, các phương tiện của Ford được thiết kế và xây dựng với các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
-Thân thiện với môi trường (Green): Ford chú trọng sản xuất các phương tiện vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa mang lại trải nghiệm lái xe thú vị cho khách hàng.
-An toàn (Safe): Các công nghệ tiên tiến nhất của chúng tôi giúp lái xe tránh được tai nạn hoặc được bảo vệ tốt nhất trong trường hợp xảy ra tai nạn mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho khách hàng.
-Thông minh (Smart): Chúng tôi chú trọng vào những thiết kế được nghiên cứu kỹ càng và những công nghệ tiên tiến phục vụ giải trí thuận tiện trên xe và gia tăng trải nghiệm của khách hàng nói chung.

Tầm nhìn One Ford - Một Ford
Chiến lược kinh doanh của Ford được thể hiện tiêu biểu nhất trong kế hoạch Một Ford (One Ford). Một Ford trải rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm Một Đội ngũ thống nhất, Một Kế hoạch, Một Mục tiêu, nhằm xây dựng một đội ngũ nhân viên toàn cầu chất lượng cao, cộng tác hiệu quả, và mang lại những sản phẩm toàn cầu chất lượng đồng đều và ổn định tại các thị trường của Ford trên toàn thế giới.
Trích dẫn:
Tại Việt Nam, sản phẩm xe ô tô Ford đã được người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ những năm 1997 đến nay đã được 15 năm, nhắc đến xe Ford là chúng ta đều nhớ đến một dòng xe mang thương hiệu Mỹ rất dầy dặn về khung vỏ, tính năng lái tối ưu và đặc biệt rất an toàn cho người sử dụng. Cho đến nay FORD liên tục cải tiến sản phẩm theo công nghệ mới giúp tiết kiệm nhiên liệu, thay đổi thiết kế theo su hướng thời trang năng động mạnh mẽ (mang đậm phong cách Mỹ) và vẫn giữ được nhưng ưu điểm vốn có về độ an toàn, đầm chắc.

Với hệ thống đại lý 3S rộng khắp cả nước cùng với đội ngũ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo chính quy và đư­ợc cấp chứng chỉ quản lý chất l­ượng (Quality Care), FORD cam kết đem lại cho quý khách sự hài lòng tối đa.
Ngày đăng: 12/03/2016 15:43:47
CÔNG NGHỆ XE FORD
«   123  »
Hotline